Bán rượu tiêu dùng tại chỗ và các quy định liên quan
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) về kinh doanh rượu, cụ thể: “Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng”. Theo đó, việc bán rượu phục vụ rượu cho khách hàng tại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn, quán ăn hoặc các cơ sở kinh doanh karaoke chính là hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động này, cũng như để được phép hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục pháp lý như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn.
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
”Mẫu Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ – C.A.O thực hiện cho khách hàng”
Thủ tục để được phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Trước ngày 05/02/2020, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu nói chung không phân biệt rượu có độ cồn bao nhiêu đều phải xin cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Tuy nhiên, kể từ ngày 05/02/2020, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã bãi bỏ thủ tục đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Theo đó, thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ không cần phải xin cấp loại giấy phép này nữa mà chỉ cần đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Ngoài ra, trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ (C.A.O Media thực hiện cho khách hàng).
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đã đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước; thương nhân phân phối; thương nhân bán buôn rượu; thương nhân bán lẻ rượu;
– Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
Liên hệ dịch vụ làm giấy phép rượu
Việc thực hiện đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là điều kiện bắt buộc để cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động đúng theo quy định. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN, hãy liên hệ ngay qua các số hotline (028) 6275 0707 – 0908 024 161 để được tư vấn hỗ trợ dịch vụ tốt nhất.
>> Chủ đề bài viết liên quan:
- Giấy phép bán lẻ rượu cho hộ kinh doanh thủ tục thế nào?
- Mở cửa hàng bán lẻ rượu cần có giấy phép để hoạt động hợp pháp
- Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá – dịch vụ nhiều kinh nghiệm
- Hướng dẫn xin giấy phép phân phối rượu tại Bộ Công Thương
- Dịch vụ xin giấy phép sản xuất rượu sim tại TP Hồ Chí Minh
- Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
- Dịch vụ làm giấy phép bán lẻ rượu tại thành phố Thủ Đức
- Dịch vụ làm giấy phép phân phối rượu tại TP Thủ Đức
- Dịch vụ xin giấy phép bán buôn rượu tại thành phố Thủ Đức
- Trình tự xin giấy phép phân phối rượu tại Hòa Bình
- Dịch vụ xin chứng nhận Health Certificate rượu
- Hướng dẫn xin giấy phép xuất khẩu sản phẩm rượu
- Hướng dẫn cơ sở sản xuất rượu làm giấy phép an toàn thực phẩm