Logo của doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả?
Với mức độ cạnh tranh lớn trong hoạt động kinh doanh hiện nay; các doanh nghiệp đều phải tìm kiếm phương án bảo hộ cho logo của mình. Pháp luật hiện hành chia ra 2 hình thức bảo hộ logo: bảo hộ dưới dạng bản quyền tác giả và bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy, “Nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả?” là câu hỏi đặt ra của nhiều doanh nghiệp; để chọn ra cách tốt nhất để bảo hộ “đứa con tinh thần” của mình.
Bài viết dưới đây của C.A.O Media, sẽ giúp quý doanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho thắc mắc trên.
Phạm vi bảo hộ
Phạm vi bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu: Logo khi được đăng ký nhãn hiệu thì pháp luật sẽ bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc,… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, bởi bất kỳ ai khác sử dụng logo tương tự; thì hành vi đó bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực đã đăng ký. Việc doanh nghiệp khác sử dụng logo cho sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực khác thì không được xem là vi phạm.
Phạm vi bảo hộ khi đăng ký bản quyền tác giả: Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, logo được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho bản quyền không mạnh bằng bảo hộ nhãn hiệu; vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa thì người đó với bị vi phạm bản quyền.
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, mục đích đăng ký, từ đó doanh nghiệp lựa chọn đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả hay nhãn hiệu. Để được bảo hộ một cách tốt nhất; chủ sở hữu có thể thực hiện đồng thời cả 02 hoại hình đăng ký bảo hộ.
“Mẫu kết quả bàn giao cho khách hàng khi thực hiện đăng ký cả 2 loại hình – do C.A.O Media thực hiện”
Ưu và nhước điểm của các hình thức bảo hộ cho logo
Ưu, nhược điểm của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Ưu điểm:
- Đăng ký nhãn hiệu là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của nhãn hiệu; chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn.
- Nhãn hiệu sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ; và là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: tên thương mại của doanh nghiệp; tên miền; website; hoặc những hành vi lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận logo của doanh nghiệp đã đăng ký; và được bảo hộ bởi Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường; và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Nhược điểm:
- Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, tiếp đến thẩm định về nội dung nhãn hiệu; cuối cùng quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận. Do vậy, thời gian xử lý kéo dài từ 12 – 18 tháng (có thể thay đổi tùy theo tình hình thẩm định thực tế tại Cục SHTT).
- Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm có thể gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn.
Ưu, nhược điểm của đăng ký bản quyền tác giả
Ưu điểm:
- Về bản chất, quyền tác giả đã phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện; thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;
- Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe;
- Thời gian bảo hộ dài; đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu.
Nhược điểm:
- Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có một bên chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.
- Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; được nhìn nhận dưới góc độ là một tác phẩm. Do đó, nội dung thể hiện trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức là, nếu người khác sử dụng nội dung (chữ) giống hệt nhưng thay đổi cách bố trí, phối màu khác; thì cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả; mà không bị xem là vi phạm.
Liên hệ dịch vụ đăng ký bảo hộ nhanh chóng
Đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả cho logo đều rất quan trọng với các doanh nghiệp; vì nó là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, được pháp luật công nhận. Tùy từng hình thức sản phẩm và mục đích mà chủ sở hữu có thể đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau.
Để được tư vấn và kiểm tra khả năng đăng ký thành công, đảm bảo quá trình đăng ký thuận lợi, nhanh chóng; quý khách hàng liên hệ với C.A.O Media số 0908.024.161 để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nổi bật tại C.A.O Media:
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bia đơn giản nhất
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu muối độc quyền chỉ trong 01 – 02 ngày
- Đăng ký logo thương hiệu quán cafe – dịch vụ nhanh chóng, uy tín
- Đăng ký logo thương hiệu công ty xây dựng doanh nghiệp được gì?
- Đăng ký bản quyền bao bì cho sản phẩm theo quy định hiện hành
- Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo cho tinh dầu nhanh nhất
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu phòng khám căn cứ theo quy định mới
- Trình tự đăng ký bảo hộ logo thương hiệu yến sào