Các giấy tờ cần có để xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà

0
406

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Các quán ăn nói chung, quán cơm gà nói riêng muốn đi vào hoạt động thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy phép an toàn thực phẩm) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Hãy cùng CAO Media tìm hiểu các loại giấy tờ cần có để xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.

Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà

  • Đối với quán cơm gà là doanh nghiệp: Người nộp đơn nộp hồ sơ đến Ban Quản lý An toàn thực phẩm (nếu cơ sở ở tại Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (nếu cơ sở ở tại tỉnh thành khác).
  • Đối với quán cơm gà là hộ kinh doanh: Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà gồm

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (có đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống);
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia kinh doanh;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh.

Thời gian giải quyết hồ sơ

– Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định trực tiếp tại cơ sở.

– Sau 07 ngày làm việc tiếp theo, cơ sở được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm (tính từ ngày thẩm định đạt).

“Mẫu Giấy phép an toàn thực phẩm do CAO Media thực hiện”

Các giấy tờ cần có để xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà
Giấy phép an toàn thực phẩm (Ảnh: CAO Media)

► Thời gian hiệu lực của Giấy phép an toàn thực phẩm là 03 năm (tính từ ngày cấp). Trong thời hạn 06 tháng trước khi giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy phép.

Mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cơ sở vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, cụ thể như sau:

− Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

− Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

− Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

− Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

− Sử dụng thực phẩm quá thời hạn cho phép khi kinh doanh.

− Mức phạt tối đa phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng của doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng.

Quy trình CAO Media thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm

– Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và những điều kiện khi xin giấy phép an toàn thực phẩm;

– Khảo sát cơ sở, hướng khách hàng khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải;

– Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

– Đăng ký và hướng dẫn khách hàng học tập huấn kiến thức ATTP tại cơ quan có thẩm quyền;

– Hướng dẫn cho khách hàng đăng ký khám sức khỏe (nếu khách hàng chưa có);

– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan quản lý, đóng phí (nếu có);

– Hướng dẫn khách hàng tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy phép an toàn thực phẩm;

– Theo dõi hồ sơ, đại diện khách hàng nhận giấy phép từ cơ quan chức năng;

– Giao giấy phép cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ.

Thông tin liên hệ dịch vụ

Trên đây là những thông tin cần thiết về giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cơm gà. Nếu quý khách hàng có nhu cầu làm giấy phép NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN – CHI PHÍ HỢP LÝ; vui lòng liên hệ CAO Media qua số điện thoại 0908 024 161 để biết thêm thông tin chi tiết.

>>> Chủ đề liên quan:

LEAVE A REPLY