Các bước nộp Health Certificate qua mạng điện tử tại Bộ Y Tế

0
1086

Các bước nộp Health Certificate qua mạng điện tử tại Bộ Y Tế

Theo thông báo số 748/TB-ATTP về việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate – HC) của Cục An toàn thực phẩm thông báo vào ngày 18 tháng 3 năm 2020.

Thực hiện quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; và Thông tư 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về An toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Cục An toàn thực phẩm đã xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để tiếp nhận, xử lý và cấp Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate – HC) đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 3 năm 2020, các doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký thủ tục cấp Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate – HC) trên trang webste: https://Nghidinh15.vfa.gov.vn

“Trang mẫu website đăng ký nộp hồ sơ Health Certificate trực tuyến”

Trang mẫu website đăng ký nộp hồ sơ Health Certificate trực tuyến
Trang mẫu website đăng ký nộp hồ sơ Health Certificate trực tuyến (Ảnh: C.A.O Media)

Dưới đây là quy trình C.A.O Media hướng dẫn doanh nghiệp các bước thực hiện nộp hồ sơ Health Certificate qua mạng điện tử, hãy cùng chúng tôi xem qua tiếp nhé!

4 bước nộp hồ sơ Health Certificate quan mạng cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ, sau đó scan từng file và chuyển sang dạng PDF. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Health Certificate đầy đủ gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận Health Certificate theo thông tư 52/2015/tt-byt
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
  3. Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  4. Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
  5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất
  6. Công bố chất lượng sản phẩm hoặc bản tự công bố sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  7. Giấy nộp tiền

Bước 2: Tạo tài khoản

– Doanh nghiệp chuẩn bị sẵn Email, sau đó vào trang website: www.nghidinh15.vfa.gov.vn → Đăng ký tài khoản →  trong thời gian 24h bộ phận kỹ thuật sẽ gửi mật khẩu vào email.

– Tiếp theo, doanh nghiệp quay lại website www.nghidinh15.vfa.gov.vn vào Đăng nhập  vào mục đăng ký HC →  đăng tải đầy đủ hồ sơ như C.A.O nêu ở bước 1 →  Giám đốc, hoặc người được uỷ quyền ký hồ sơ, hồ sơ ký bằng chữ ký số (token) →  hoàn thành hồ sơ → nộp lệ phí hồ sơ 1.000.000đ →  đăng tải phiếu nộp tiền →  hoàn tất.

Bước 3: Thời gian xử lý hồ sơ và bổ sung (nếu có)

Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận Health Certificate, kế toán xác nhận lệ phí, sau đó bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, xử lý hồ sơ. Trong thời gian là 05 ngày làm việc.

– Trường hợp nếu có sửa đổi, bổ sung hồ sơ; thì Bộ Y Tế sẽ ra công văn và nêu rõ yêu cầu.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ Y Tế sẽ cấp giấy chứng nhận Health Certificate theo quy định.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận Health Certificate

Sau khi doanh nghiệp bổ sung hồ sơ (nếu có) Bộ Y tế sẽ cấp giấy chứng nhận trực tuyến trên hệ thống website, doanh nghiệp tải giấy chứng nhận về là sử dụng, Bộ Y Tế không cấp file giấy.

“Mẫu giấy chứng nhận Health Certificate – C.A.O Media thực hiện nộp online
cho khách hàng”

Mẫu giấy chứng nhận Health Certificate
Mẫu giấy chứng nhận Health Certificate (Ảnh: C.A.O Media)

Điều kiện và hiệu lực giấy chứng nhận Health Certificate

– Giấy chứng nhận Health Certificate có thời gian hiệu lực là 02 năm (tính từ ngày cấp)

– Giấy chứng nhận Health Certificate có hiệu lực trên toàn quốc và được Bộ Y Tế cấp, khi có thương nhân nhập khẩu yêu cầu.

– Giấy chứng nhận Health Certificate cấp theo số lô (lô hàng) mà đơn vị đang xuất khẩu.

Trên đây là các bước C.A.O Media hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện xin giấy nhận Health Certificate nộp qua mạng điện tử theo quy định của Bộ Y Tế. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại C.A.O nhanh chóng, trọn gói và uy tín; hãy liên hệ qua số điện thoại 0908 024 161 hoặc gửi thông tin về địa chỉ email hotro@tuvangiayphepcao.com để được cung cấp thông tin nhanh chóng nhé.

Dịch vụ làm Health Certificate trọn gói tại C.A.O Media

– Tư vấn quy định pháp lý và thủ tục xin Health Certificate theo Thông tư 52/2015/TT-BYT

– Tư vấn về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Health Certificate

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành xin giấy chứng nhận Health Certificate

– Tư vấn các vấn đề liên quan khác, hỗ trợ khách hàng dịch thuật, công chứng (nếu có)

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế và gửi đến cho khách hàng ký tên, đóng dấu

– Đại diện Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế tại cơ quan chức năng

– Theo dõi hồ sơ và thông báo tình hình, kết quả hồ sơ đã nộp đến khách hàng

– Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận health certificate và giao cho tận nơi cho khách hàng

– Hoàn thành dịch vụ làm Health Certificate và tư vấn hậu kiểm (nếu có)

>>> Chủ đề liên quan:

LEAVE A REPLY