Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021 đăng ký như thế nào? Hồ sơ gồm những gì? Quy trình thực hiện giấy phép như thế nào? Điều kiện thực hiện và nơi nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm ở đâu? Đó là các câu hỏi C.A.O Media nhận được rất nhiều từ doanh nghiệp và khách hàng. Trong bài viết dưới đây C.A.O Media xin trình bày để doanh nghiệp được hiểu rõ hơn về thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP). Cùng tìm hiểu thông qua những nội dung dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021
1/ Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 => tìm hiểu thêm luật an toàn thực phẩm số 55/2010/GH12
2/ Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm => tìm hiểu thêm về Nghị định 15/2018/NĐ-CP
”Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do C.A.O thực hiện
cho khách hàng“
Các điều kiện cơ bản khi xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021
» Thứ nhất: Có địa điểm, diện tích thích hợp đối với nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác phải có khoảng cách an toàn.
» Thứ hai: Trang thiết bị đầy đủ để xử lý nguyên liệu; chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm khác nhau.
» Thứ ba: Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, khử trùng; nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
» Thứ tư: Có hệ thống xử lý nước thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
» Thứ năm: Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021 gồm có:
– Giấy chứng nhận kinh doanh (Lưu ý: có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại cơ sở) => xem thêm hướng dẫn tại đây
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên Tập huấn theo quy định dựa vào loại hình sản xuất, kinh doanh của cơ sở => Xem thêm hướng dẫn tại đây
– Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; (Lưu ý: khám theo thông tư 14/2013/TT-BYT và khám tại bệnh viện được Sở Y Tế công nhận)
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;
Thời gian thực hiện giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021
– Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;
– Thời gian cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 07 ngày, tính từ ngày thẩm định cơ sở “Đạt ”
– Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm, tính từ ngày cấp. Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Trên đây là những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP năm 2021. Nếu có nhu cầu thực hiện giấy phép ATTP cũng như kiểm nghiệm, công bố sản phẩm TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG; Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại 0908 024 161 hoặc truy cập website giayphepkinhdoanhkhachsan.com để biết thêm thông tin chi tiết.
>>> Chủ đề liên quan
- Hướng dẫn doanh nghiệp tự công bố sản phẩm nhập khẩu
- Quy định tự công bố sản phẩm mới nhất 2020
- Tư vấn doanh nghiệp thủ tục nhập khẩu rượu vang từ Pháp
- Dịch vụ kiểm nghiệm và công bố cà phê túi lọc toàn quốc
- Dịch vụ làm công bố chất lượng bánh ngũ cốc nhanh nhất
- Dịch vụ tư vấn tự công bố thực phẩm đông lạnh
- Dịch vụ công bố tiêu chuẩn bàn chải đánh răng trẻ em uy tín
- Những giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất bột nêm gia vị
- Tư vấn giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm
- Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất nước chấm
- Đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm nước sốt gia vị