Cách sử dụng mã số mã vạch GS1

0
2349

Cách sử dụng mã số mã vạch GS1 

Mã số mã vạch GS1 là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng tượng là sản phẩm; hàng hóa; tổ chức hoặc địa điểm; dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định; và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.

Các bước sử dụng mã số mã vạch GS1 như sau:

  • Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1.
  • Bước 2: Cấp mã số.
  • Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch.
  • Bước 4: Chọn môi trường quét “chính”.
  • Bước 5: Chọn mã vạch.
  • Bước 6: Chọn cỡ mã vạch.
  • Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch.
  • Bước 8: Chọn màu mã vạch.
  • Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch.
Cách sử dụng mã số mã vạch GS1
Cách sử dụng mã số mã vạch GS1

Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1

Trước khi có thể bắt đầu sử dụng mã vạch; công ty phải tạo dòng mã số cho từng loại sản phẩm sau đó mã hóa thành vạch. Những mã số này được gọi là các Khóa phân định GS1. Bước đầu tiên trong việc xây dựng Khóa GS1 là phải có Mã doanh nghiệp GS1 từ tổng cục đo lường chất lượng cấp.

Bước 2: Cấp mã số

Sau khi nhận được Mã doanh nghiệp GS1; công ty sẽ bắt đầu cấp các mã số phân định thương phẩm cho từng loại mặc hàng sản phẩm. Quá trình này khá đơn giản. Bạn sẽ nghiên cứu cách định dạng mỗi loại mã số như thế nào; sau đó sử dụng Mã doanh nghiệp GS1 kết hợp với số sản phẩm và mã số kiểm tra căn cứ vào độ dài Mã doanh nghiệp GS1 đã đăng ký.

Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch

Mã hóa mã số thành vạch thông qua các phương pháp in như sau

  • Phương pháp in Laser
  • Phương pháp in phun – Ink Jet Printing
  • In ma trận điểm – Dot Matrix Printing
  • Phương pháp in nhiệt – Thermal Technology
  • In nhiệt trực tiếp- Direct Thermal

Bước 4: Chọn môi trường quét chính

Quy định kĩ thuật về loại, cỡ, điểm đặt và chất lượng mã vạch đều phù thuộc vào nơi mã vạch sẽ được quét.

Có 4 môi trường quét cơ bản cho thương phẩm là:

  • Bao bì sản phẩm được quét tại điểm bán lẻ (POS – point-of-sale)
  • Bao bì sản phẩm được quét trong kênh phân phối nói chung
  • Bao bì sản phẩm được quét tại POS nhưng cũng được quét trong kênh phân phối
  • Các môi trường đặc biệt như việc gán nhãn thiết bị y tế.

Bước 5: Chọn mã vạch

Việc chọn đúng mã vạch là rất quan trọng để kế hoạch thực hiện mã vạch của bạn thành công. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý:

Nếu bạn mã hóa bằng vạch thương phẩm sẽ được quét tại POS thì bạn phải sử dụng mã vạch EAN/UPC.

Nếu bạn in mã vạch có thông tin thay đổi như số xê-ri; ngày hết hạn, các số đo; thì bạn phải sử dụng mã vạch GS1-128; mã vạch giảm diện tích (RSS) hoặc trong các trường hợp đặc biệt là mã vạch ma trận dữ liệu của GS1 hoặc mã vạch có thành phần hỗn hợp.

Nếu bạn chỉ muốn in mã vạch mã hóa GTIN lên thùng giấy có nếp nhăn, bạn có thể dùng mã vạch ITF-14.

Có những yếu tố khác mà bạn cần cân nhắc Vì vậy, hãy liên lạc với GS1 Việt Nam để xem họ cung cấp các sản phẩm và giải pháp nào để giúp bạn thực hiện tốt hơn.

Cách sử dụng mã số mã vạch GS1
Cách sử dụng mã số mã vạch GS1

Bước 6: Chọn cỡ mã vạch

Sau khi đã xác định đúng loại mã vạch cùng thông tin mà nó mã hóa, giai đoạn thiết kế bắt đầu. Cỡ mã vạch khi thiết kế tùy thuộc vào mã vạch đã xác định, nơi sẽ sử dụng mã vạch và cách in mã vạch như thế nào.

Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch

Phần văn bản phía dưới mã vạch rất quan trọng vì nếu mã vạch bị hỏng hay có chất lượng in kém thì phần văn bản sẽ được sử dụng.

Bước 8: Chọn mầu mã vạch

Cách phối hợp màu tốt nhất đối với mã vạch là vạch đen trên nền trắng (các khoảng cách và vùng trống). Nếu bạn muốn sử dụng màu khác, hướng dẫn sau có thể trợ giúp bạn chọn được cách kết hợp màu thỏa đáng:

Các mã vạch GS1 yêu cầu mầu tối cho vạch (ví dụ: đen, xanh da trời đậm, nâu đậm hoặc xanh lá cây đậm).

Các vạch phải luôn đồng mầu và không được in theo kiểu chồng mầu hoặc in “trame” (ví dụ như bát chữ, màn ảnh, trục lăn).

Phần nền vùng trống và khoảng trống phải là màu trắng hoặc màu nhạt.

Các màu “hơi đỏ” cũng có thể được sử dụng cho phần nền. Nếu bạn đã từng ở trong phòng tối với chiếc đèn ánh sáng đỏ và cố đọc một bản chụp màu đỏ, bạn biết là chữ trên bản chụp gần như biến mất. Điều này cũng đúng đối với những màu tương tự như cam, hồng, vàng nhạt. Có một thực tế là phần lớn các máy quét mã vạch sử dụng nguồn sáng đỏ, bạn có thể nhanh chóng nhận thấy tại sao các màu này có thể hợp với phần nền nhưng không được dùng cho vạch.

Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch

Khi chọn điểm đặt mã vạch, phải cân nhắc tới quá trình đóng gói. Bạn phải tham khảo ý kiến kĩ sư đóng gói để chắc chắn rằng mã vạch không bị che khuất hoặc bị làm hỏng.

Liên hệ dịch vụ đăng ký mã số mã vạch GS1

Nếu quý doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về những thủ tục cần thiết và quy trình thực hiện đăng ký mã số mã vạch GS1 CAO MEDIA xin phép được hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Mọi thắc mắc Quý khách hàng hãy liên hệ hotline 0908 024 161 để được hỗ trợ tư vấn các thông tin về thủ tục đăng ký mã số mã vạchcũng như thủ tục công bố chất lượng sản phẩm nhầm đưa sản phẩm ra thị trường theo đúng quy định pháp luật một cách chuyên nghiệp nhất.

LEAVE A REPLY