Mặc dù nhà nước đã có quy định trong việc nội dung trên nhãn hàng hóa. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải những sai lầm cũng như gặp nhiều khó khắn trong việc thể hiện nội dung trên nhãn. Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm rõ yêu cầu nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn sản phẩm C.A.O Media sẽ trình bày ngắn gọn để cá nhân, đơn vị nắm qua dựa theo nghị định 43/2017/NĐ- CP về nhãn hàng hóa như sau
Thứ nhất ghi nhãn hàng hóa là gì?
- Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản; cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết; làm căn cứ lựa chọn; tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất; kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
- Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng; đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết; các phần của hàng hóa
Thứ hai nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn sản phẩm
Đối với sản phẩm nhập khẩu:
- Tên sản phẩm
- Định lượng
- Thời hạn sử dụng của sản phẩm
- Xuất xứ
Đối với sản phẩm trong nước:
- Tên sản phẩm
- Thành phần
- Định lượng
- Thời hạn sử dụng của sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng
- Hướng dẫn bảo quản (phụ thuộc vào từng loại sản phẩm)
- Xuất xứ
- Và một số nội dung khác theo quy định ghi nhãn
Thứ 3 các lỗi thường mắc phải khi đã thể hiện nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn sản phẩm
- Tên sản phẩm không đúng với bản chất hoặc tên tiếng việt không khớp với tên tiếng anh.
- Tên sản phẩm không được nhận ra khi quan sát vì cách thể hiện gây nhầm lẫn, không rõ ràng với nhãn hiệu
- Thành phần thể hiện không đúng theo quy định ghi nhãn
- Sản phẩm nhập khẩu lưu thông trên thị trường mà không có nhãn phụ
- Không thể hiện đơn vị sản xuất trên nhãn sản phẩm mà chỉ thể hiện đơn vị thương mại.
Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
- Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Để giải đáp thắc mắc của Quý doanh nghiệp, cũng như giảm thiểu tối đa vấn đề sai sót trong quá trình thực hiện hồ sơ công bố, nhãn sản phẩm, nhãn phụ,… trước khi sản phẩm được phép lưu thông ra thị trường hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O
Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp
Mail: tuvan@tuvangiayphepcao.com
Hotline: 0908 024 161