Công bố sản phẩm gạo lứt theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

0
984

Tìm hiểu về gạo lứt

Gạo lứt (còn gọi là gạo rằn, gạo lật) là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, cung cấp tinh bột, chất béo, chất xơ, các loại vitamin như B1, B2, B3, B6, B5, M đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kali, natri,… Gạo lứt đem lại cho người dùng nhiều lợi ích to lớn về mặt sức khỏe như giảm cholesterol, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư,…

Công bố sản phẩm gạo lứt theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Như chúng ta đã biết, kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm, trong đó có công bố sản phẩm gạo lứt là một hoạt động bắt buộc phải thực hiện; trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và công bố thành công sản phẩm tại cơ quan chức năng.

C.A.O Media sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm gạo lứt, dựa vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; ban hành ngày 2 tháng 2 năm 2018; thông qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt bao gồm:

– Bản công bố sản phẩm gạo lứt; (theo mẫu quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm gạo lứt;

– Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất;

Trình tự công bố sản phẩm gạo lứt

  • Doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm gạo lứt trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. Nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
  • Sau khi tự công bố chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
  • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản công bố sản phẩm gạo lứt của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

“Mẫu hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt
Hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt (Ảnh: C.A.O Media)

 

Lợi ích của công bố sản phẩm gạo lứt

– Thứ nhất: Khẳng định doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp – đúng quy định pháp luật;

– Thứ hai: Giúp quảng bá, marketing cho sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng;

– Thứ ba: Công bố sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo nên sự uy tín, được khách hàng chú ý và tin dùng;

– Thứ tư: Tạo cơ hội hợp tác với các đối tác trở nên dễ dàng hơn;

– Thứ năm: Là nền tảng cho sự phát triển ở nhiều thị trường trong và ngoài nước;

– Thứ sáu: Giúp tăng doanh số bán hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ;

Một số lưu ý khi công bố sản phẩm gạo lứt

– Các tài liệu trong hồ sơ công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm công bố.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một thực phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

– Ngay sau khi công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt

+ Thời gian từ 7 – 10 ngày làm việc (thời gian bao gồm kiểm nghiệm sản phẩm)

+ Địa điểm nộp hồ sơ công bố sản phẩm

  • Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt tại Ban quản lý an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm gạo lứt tại Sở Y Tế/ Chi cục an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm kinh doanh tại Huyện/Tỉnh thành khác;

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Trên đây là những thông tin về thủ tục công bố sản phẩm gạo lứt theo quy định. Nếu quý khách hàng muốn tìm dịch vụ thực hiện công bố sản phẩm TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG. Vui lòng liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại 0908 024 161 hoặc truy cập website giayphepkinhdoanhkhachsan.com để biết thêm thông tin chi tiết.

>>> Chủ đề liên quan

LEAVE A REPLY