Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay đúng luật
Nhà hàng, quán ăn, quán cà phê giải khát phải luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp thức ăn, đồ uống cho khách. Nguyên liệu chế biến có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khu vực sản xuất, bếp chế biến, công cụ, dụng cụ sử dụng sạch sẽ… phải theo nguyên tắc một chiều. Vậy, xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì? Nộp hồ sơ ở đâu và thời gian thực hiện bao lâu? Các thắc mắc này của quý doanh nghiệp sẽ được CAO Media giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm; trong đó còn có nêu rõ những vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong quán chay cần có những giấy phép như sau
» Thứ 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống và được hoạt động tại trụ sở.
» Thứ 2: Giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay.
Ngoài ra, khi kinh doanh rượu bia, đồ uống có cồn phục vụ tại chỗ, cần phải đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại cơ quan chức năng.
“Mẫu Giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay do CAO Media thực hiện”
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay
– Đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay tại Sở an toàn thực phẩm (nếu quán có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh) hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (nếu quán có địa chỉ ở tỉnh, thành khác).
– Thời gian xin giấy phép an toàn thực phẩm: từ 20 đến 25 ngày làm việc.
** Hồ sơ đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp tham gia kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh quán chay.
– Giấy phép an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm, sau 03 năm cơ sở phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống đăng ký lần đầu – Xem them hướng dẫn xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại đây
Mức xử phạt đối với cơ sở không có Giấy phép an toàn thực phẩm
Hiện nay có quá nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được mở ra, trong số đó sẽ có những cơ sở không đảm bảo chất lượng; những nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có giấy phép sản xuất hoặc không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế cơ quan nhà nước đã đưa ra những quy định xử phạt đối với những trường hợp trên.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cơ sở vi phạm; phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, cụ thể như sau:
− Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
− Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
− Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
− Sử dụng thực phẩm quá thời hạn cho phép khi kinh doanh.
− Mức phạt tối đa phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng của doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng.
Thông tin liên hệ dịch vụ
Trên đây là những thông tin cần thiết về giấy phép an toàn thực phẩm cho quán chay. Nếu quý khách hàng có nhu cầu làm giấy phép NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – UY TÍN – CHI PHÍ HỢP LÝ. Vui lòng liên hệ CAO Media qua số điện thoại 0908 024 161 để biết thêm thông tin chi tiết.