Các giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt để hoạt động hợp pháp

0
527

Các giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt để hoạt động hợp pháp

Để sản xuất và kinh doanh tương ớt, doanh nghiệp cần phải thực hiện xin cấp các giấy phép thep quy định. Vậy những giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt bao gồm những gì? Điều kiện cần có cho cơ sở sản xuất kinh doanh như thế nào?

CAO Media sẽ hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt, thông qua bài viết dưới đây. Hy vọng cung cấp được các thông tin cần thiết đến quý vị. Cùng tìm hiểu nhé.

Các loại giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt bao gồm:

1/ Đăng ký giấy phép kinh doanh;

2/ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ISO hoặc HACCP;

3/ Kiểm nghiệm sản phẩm tương ớt;

4/ Tự công bố sản phẩm tương ớt.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm mã số mã vạch, đăng ký nhãn hiệu, bản quyền cho logo thương hiệu, bao bì sản phẩm.

”Mẫu giấy phép cần có để sản xuất, kinh doanh tương ớt”

Các giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt để hoạt động hợp pháp
Giấy phép kinh doanh, Giấy phép an toàn thực phẩm, Kiểm nghiệm và Bản công bố sản phẩm, chứng nhận mã số mã vạch, giấy chứng nhận bản quyền bao bì, logo (Ảnh: CAO Media)

Trình tự thực hiện đăng ký các loại giấy phép để sản xuất và kinh doanh tương ớt

1/ Đăng ký giấy phép kinh doanh

– Thực hiện giấy phép đăng ký kinh doanh căn cứ vào: Nghị định 01/2020/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Quản lý thuế; và các văn bản liên quan khác.

– Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư hoặc trường hợp thành lập Hộ Kinh Doanh cá thể nộp tại UBND Quận/Huyện.

Lưu ý: trên giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

– Thời gian lập giấy phép kinh doanh từ 05 đến 07 ngày làm việc.

2/ Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất tương ớt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ISO hoặc HACCP

– Thực hiện giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm dựa vào căn cứ: Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

– Thời gian thực hiện giấy chứng nhận ATTP từ 20 đến 25 ngày làm việc. Đối với ISO hoặc HACCP có thời gian xin cấp từ 10 đến 12 ngày làm việc

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ISO và HACCP đều có hiệu lực là 3 năm.

3/ Kiểm nghiệm sản phẩm tương ớt

– Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm tương ớt để tiến hành thử nghiệm;

– Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam;

– Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm để kiểm nghiệm;

** Lưu ý: Kiểm nghiệm tại trung tâm được nhà nước công nhận/chỉ định

– Thời gian kiểm nghiệm chỉ trong 03 – 04 ngày làm việc.

4/ Tự công bố sản phẩm tương ớt

– Công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP tại Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc tại Chi cục An toàn thực phẩm.

→ Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm tương ớt gồm:

–  Thời gian đăng ký công bố chất lượng sản phẩm từ 07 đến 10 ngày làm việc.

Thông tin liên hệ dịch vụ tại CAO Media

Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu thực hiện các loại giấy phép cho cơ sở sản xuất tương ớt; liên hệ ngay CAO Media qua số điện thoại 0908 024 161 để được hỗ trợ tốt nhất, dịch vụ trọn gói.

>> Chủ đề liên quan:

LEAVE A REPLY