Nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty -Đăng ký trọn bộ

0
72

Nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty -Đăng ký trọn bộ

Logo được coi là một trong những ấn tượng đầu tiên đại diện cho một thương hiệu. Logo là hình ảnh gắn kết chặt chẽ với công ty trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, logo còn là tài sản của doanh nghiệp khi có thể chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Với những lợi như kể trên thì việc bảo hộ logo công ty là một điều hết sức cần thiết. Hiện nay, có thể bảo hộ logo bằng phương thức đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty. Để hiểu rõ hơn về hai thủ tục đăng ký này, hãy cùng CAO Media tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Phạm vi bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu

Logo khi được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì pháp luật sẽ bảo hộ nội dung cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc,… trong phạm vi/lĩnh vực được đăng ký.  Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, bởi bất kỳ ai khác sử dụng logo tương tự; thì hành vi đó bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực đã đăng ký. Việc doanh nghiệp khác sử dụng logo cho sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực khác thì không được xem là vi phạm.

Đăng ký quyền tác giả

Logo khi được Đăng ký quyền tác giả, logo được bảo hộ hình thức về tính sáng tạo, nguyên gốc và không sao chép trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho bản quyền không mạnh bằng bảo hộ nhãn hiệu; vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa thì người đó với bị vi phạm bản quyền.

Thẩm quyền cấp phép bảo hộ nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận là Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký quyền tác giả

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận là Cục Bản quyền tác giả.

► Cả 02 cơ quan đăng ký đều có trụ sở tại Hà Nội và Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.

Mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty
Mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty (Ảnh CAO Media)

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu

– 02 bản Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

– 08 bản mẫu nhãn hiệu.

Đăng ký quyền tác giả

 Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền.

– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

 

Đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty - trọn bộ
Mẫu giấy chứng nhận bản quyền và nhãn hiệu (Ảnh: CAO Media)

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký logo thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung: 09 – 12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký logo thương hiệu được công bố;

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo thương hiệu: 01 tháng kể từ ngày nộp đủ các khoản phí, lệ phí.

► Trên thực tế, thời gian này sẽ có thể bị kéo dài hơn, tùy thuộc với số lượng đơn/yêu cầu hiện tại cần xử lý của Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Ưu và nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty

Đăng ký nhãn hiệu

1. Ưu điểm:

  •  Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của nhãn hiệu, chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn.
  •  Nhãn hiệu sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ, là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: tên thương mại của doanh nghiệp, tên miền, website, hoặc những hành vi lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
  •  Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận logo của doanh nghiệp đã đăng ký; và được bảo hộ bởi Nhà nước. Từ đó, tạo lòng tin và uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

2. Nhược điểm:

  •  Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, tiếp đến thẩm định về nội dung nhãn hiệu; cuối cùng ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp giấy chứng nhận. Do vậy, thời gian xử lý kéo dài từ 12-18 tháng (có thể thay đổi tùy theo tình hình thẩm định thực tế tại Cục SHTT).
  •  Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi (phân nhóm Nice) mà doanh nghiệp đăng ký ban đầu.
  •  Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết 10 năm, chủ văn bằng phải thực hiện gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định. Việc không thực hiện gia hạn sẽ dẫn đến logo thương hiệu mất đi sự bảo hộ của cơ quan có quyền và chủ logo phải thực hiện đăng ký lại để nhãn hiệu tiếp tục được bảo hộ.

Đăng ký quyền tác giả

1. Ưu điểm:

  •  Về bản chất, bản quyền tác giả đã phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc Đăng ký quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;
  •  Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe;
  •  Thời gian bảo hộ dài: đối với tác phẩm là logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu.

2. Nhược điểm:

  •  Quyền với tác phẩm logo có thể bị hủy nếu có một bên chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp phải trải qua thủ tục tại Tòa án, và thời gian giải quyết kéo dài.
  •  Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, được nhìn nhận dưới góc độ là một tác phẩm. Do đó, nội dung thể hiện trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo hộ độc quyền. Tức là, nếu người khác sử dụng nội dung (chữ) giống hệt nhưng thay đổi cách bố trí, phối màu khác; thì cũng được cấp giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả, mà không bị xem là vi phạm.

Liên hệ dịch vụ

Để được tư vấn, sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và quyền tác giả cho logo công ty. Cũng như kiểm tra khả năng đăng ký thành công, đảm bảo quá trình đăng ký thuận lợi, nhanh chóng; quý khách hàng liên hệ với CAO Media qua số 0908 024 161 để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.

Dịch vụ liên quan:

 

LEAVE A REPLY