Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Các tiện nghi cơ bản trong một phòng ở khách sạn là một giường, một nhà vệ sinh, một bàn nhỏ. Còn trong các khách sạn sang trọng hơn thì có thể có vài phòng với phòng ngủ và phòng khách riêng và thêm các tiện nghi khác như máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại, ti vi, mini bar với các loại đồ uống, cà phê, trà và các dụng cụ nấu nước nóng. Khách sạn thường nằm gần các khu nghỉ mát phục vụ khách nghỉ dưỡng hay các trung tâm thành phố phục vụ khác công vụ hoặc các hoạt động giải trí khác như đánh bạc. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào kinh doanh khách sạn cũng hiểu rõ về giấy tờ kinh doanh trong khách sạn. Về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mỗi địa phương có những quy chuẩn và quy định riêng không phải ai cũng biết, chính vì thế C.A.O media sẽ chia sẻ cùng quý doanh nghiệp về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất năm 2017
Có thể bạn muốn biết:
>> Mẫu giấy chứng nhận tiêu chuẩn sao khách sạn
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2007.
- Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/2009.
- Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/5/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Thông tư số 19/2014/TT-BHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2015.
- Quyết định số 2772/QĐ-BVHTTDL ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực ngày từ ngày 11/8/2009.
- Quyết định số 2942/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 9 năm 2011 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Văn bản hợp nhất số 4778/VBHN-BVHTTDL, ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất năm 2017
- Đơn đề nghị xin giấy phép kinh doanh khách sạn (theo mẫu C.A.O Media cung cấp)
- Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với nhà nghỉ, khách sạn có cung cấp dịch vụ ăn uống).
- Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý
- Giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch (có ngành nghề kinh doanh khách sạn và được hoạt động tại địa điểm)
Điều kiện kinh doanh khách sạn mới nhất năm 2017
- Trước hết, theo những quy định của tiêu chuẩn quốc gia thì khách sạn muốn đạt 1 sao phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: phải có từ 10 phòng trở lên, khách sạn 2 sao phải có từ 20 phòng, khách sạn 3 sao từ 50 phòng và khách sạn 4 sao từ 80 phòng, khách sạn 5 sao phải đáp ứng đủ từ 100 phòng trở lên. Đây được coi là những tiêu chí bắt buộc để có thể xếp hạng sao khách sạn. Bên cạnh đó còn một vài tiêu chí như về đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất như những khu vực bếp ăn, khu ăn uống, hệ thống máy móc trong khách sạn…
- Hạng sao khách sạn càng cao thì yêu cầu về những chất lượng dịch vụ phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng dịch vụ càng cao và phải đáp ứng đầy đủ được các tiêu chuẩn của khách hàng
- Về trình độ của nhân viên, quản lý cùng hệ thống nhân viên phục vụ phải đảm bảo được trải qua đào tạo chuyên nghiệp.
- Vệ sinh môi trường và cảnh quan các khu vực trong và ngoài của khách sạn phải đảm bảo sạch sẽ, không những phải tuân theo đúng quy chuẩn và quy định vệ sinh môi trường mà còn phải đẹp, ấn tượng và độc đáo hơn so với những khách sạn có hạng sao thấp hơn.
- Tiêu chuẩn để nâng sao khách sạn thì kiến trúc khách sạn phải độc đáo, vật liệu xây dựng cao cấp, thiết kế nội ngoại thất trang trọng và tinh tế. Phòng ăn phải đầy đủ các phòng từ Âu, Á, phòng tiệc, phòng hội nghị, phòng bar.
- Đặc biệt một chi tiết mà rất ít người để ý đó là thảm khách sạn. Từ khách sạn xếp hạng 3 sao trở lên thì bắt buộc phải có thảm được trải trong toàn bộ phòng ngủ và từ khách sạn 4 sao thì thảm phải có chất lượng cao được trải từ trong phòng ngủ, hành lang đến cầu thang. Riêng khách sạn 5 sao thì thảm được trải trong toàn bộ phòng ngủ, cả khu vực cầu thang và hành lang cũng đều phải là loại cao cấp và sang trọng.
- Các trang thiết bị điện tử cũng phải được nâng cấp để phù hợp đúng tiêu chuẩn và đẳng cấp của số sao muốn nâng hạng
- Đó là một vài tiêu chuẩn nâng sao khách sạn. Mỗi một hạng sao đều có những tiêu chuẩn riêng và càng đáp ứng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì hạng sao càng tăng.
-
Nhân viên phải có bằng cấp đủ ở các vị trí sau: nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bếp, bar (các lớp này học tại các khóa học nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng (3tháng)).
-
Đối với biên nhận giải quyết hồ sơ về an ninh trật tư, biên lai học phí các lớp nghiệp vụ vẫn nộp được hồ sơ: yêu cầu mang theo Bản chính Biên nhận để đối chiếu
Bài viết này nói về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất năm 2017, nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin giấy phép khách sạn hãy liên hệ với C.A.O Media 08.6275.0707. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng mang lại những thông tin bổ ích cho quý doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về các quy định cũng như tiêu chuẩn về khách sạn, hãy liên gọi cho chúng tôi qua các số điện thoại bên dưới hoặc gửi mail về địa chỉ thao.cao@tuvangiayphepcao.com để được hướng dẫn chi tiết về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn nhé
0.0
Comments Rating
( reviews)
Dịch vụ chuyên nghiệp
Mình bên khách sạn Huy lộc, đường Lê hòng phong, quận 10,
nhờ công ty CAO tư vấn mà giờ mình có giấy phép kinh doanh khách sạn rồi, không lo bị phạt nữa.
Dịch uy tín
Cảm ơn công ty CAO đã hỗ bên mình làm các giấy phép, bây giờ chúng tôi rất an tâm kinh doanh.