Phân biệt sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ

2
47223

Bài viết mới nhất:

Cùng là một dịch vụ lưu trú nhưng người Việt Nam có nhiều cách gọi “nhà nghỉ”, “khách sạn” hay còn gọi là “hotel”,” motel” … Vậy chúng khác nhau thế nào? Một số kiến thức phổ biến sẽ giúp bạn có thể dễ dàng Phân biệt sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ cùng C.A.O Media tìm hiểu những sự khác biệt này nhé. Trong lĩnh vực lưu trú du lịch, dù là nhà nghỉ hay khách sạn đều là loại hình kinh doanh có điều kiện.

  Khách sạn là gì?

Từ “khách sạn” có thể được hiểu theo nhiều cách khách nhau:

  • Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v… Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao.
  • Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời.
  • Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.
khach-san
phòng ở khách sạn (ảnh C.A.O)

  Nhà nghỉ là gì?

  • “Nhà nghỉ” hay nhà khách là nơi người ta làm dịch vụ nghỉ ngơi cho khách qua đường. Người ta có thể thuê phòng ở đây để nghỉ. Một nhà nghỉ có nhiều phòng, nhưng lại có quy mô nhỏ hơn khách sạn và tiện nghi thấp hơn khách sạn. Các phòng nhà nghỉ cũng có giường nghỉ và chỗ để đồ, máy lạnh, phòng vệ sinh. Người vào nghỉ phải đăng ký họ tên, xuất trình chứng minh thư.
kinh-doanh-khach-san-nha-nghi
kinh doanh nhà nghỉ

  Điều kiện kinh doanh giữa khách sạn và nhà nghỉ

>> Điều kiện kinh doanh khách sạn 

Xếp loại khách sạn vào quy mô buồng phòng thì chia thành các mức:

  1. Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
  2. Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
  3. Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
  4. Khách sạn Mega: trên 1500 phòng
  • Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch
  • Khách sạn phải có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên
  • Có biện pháp bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn về điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch
  • Phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
  • Cơ sở lưu trú du lịch không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý.
  • Cơ sở không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia;
  • Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm.
  •  Nhân viên phải có bằng cấp đủ ở các vị trí sau: nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bếp, bar (các lớp này học tại các khóa học nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng (3tháng)).
  • Khách sạn phải đạt tiêu chí như về đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất như những khu vực bếp ăn, khu ăn uống, hệ thống máy móc trong khách sạn…
  • Hạng sao khách sạn càng cao thì yêu cầu về những chất lượng dịch vụ phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng dịch vụ càng cao và phải đáp ứng đầy đủ được các tiêu chuẩn của khách hàng
  • Đặc biệt một chi tiết mà rất ít người để ý đó là thảm khách sạn. Từ khách sạn xếp hạng 3 sao trở lên thì bắt buộc phải có thảm được trải trong toàn bộ phòng ngủ và từ khách sạn 4 sao thì thảm phải có chất lượng cao được trải từ trong phòng ngủ, hành lang đến cầu thang. Riêng khách sạn 5 sao thì thảm được trải trong toàn bộ phòng ngủ, cả khu vực cầu thang và hành lang cũng đều phải là loại cao cấp và sang trọng.
kinh-doanh-khach-san
sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ (Ảnh C.A.O)

>> Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ

  • Theo qui định của pháp luật hiện hành thì kinh doanh nhà nghỉ và ngành kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự. Do đó người kinh doanh, cơ sở kinh doanh này chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
  • Điều kiện để được cấp giấy xác nhận: Thứ nhất, chủ cơ sở kinh doanh phải là người có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm (như người chưa thành niên, bị kết án mà chưa xóa án tích…) Thứ hai, địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm kinh doanh
  • Nhà nghỉ không phải là gắn sao mà chỉ phải xếp hạng các chuẩn mực chất lượng dịch vụ về lưu trú du lịch. Đây là một chủ trương, một nội dung trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam theo chiều sâu chất lượng.
  • Đối với nhà nghỉ du lịch sẽ không xếp hạng theo sao mà chỉ xét đạt chuẩn để phục vụ du lịch.
  • Nhà nghỉ phải bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy: Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
nha-nghi
Phòng ở nhà nghỉ

  Quy trình xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ

  • Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp (tùy loại hình doanh nghiệp bạn lựa chon: CTy cổ phần, Cty TNHH, Hộ kinh doanh cá thể,..) và đăng ký mã hoạt động dịch vụ cho thuê nhà nghỉ.
  • Làm giấy phép con như giấy phép Phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh trật tự, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh tiêu chuẩn nhà nghỉ

  Thủ tục gia hạn giấy phép khách sạn và nhà nghỉ

  • Sau ba năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.
  • Ít nhất ba tháng trước khi hết thời hạn theo quyết định công nhận hạng, cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký lại hạng đến Sở Du Lịch,
  • Hồ sơ và thủ tục đề nghị thẩm định, gia hạn lại hạng nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch thực hiện như thẩm định lần đầu.

  Căn cứ vào cơ sở pháp lý 

  • Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
  • Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2007.
  • Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/2009.

Qua bài biết này C.A.O Media hy vọng bạn đọc có thể Phân biệt được sự khác nhau giữa khách sạn và nhà nghỉ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kinh doanh khách sạn nhà nghỉ hoặc những giấy phép con khác trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ thì hãy liên hệ ngay với C.A.O Media để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí tốt nhất 

tu-van-giay-phep-kinh-doanh-khach-san

0.0
Comments Rating 5 (2 reviews)

2 COMMENTS

  1. Dịch vụ chuyên nghiệp

    Dịch vụ quá chuyên nghiệp, mình ở khách sạn bên HOÀNG HOA THÁM , TÂN BÌNH đã nhờ CAO làm giấy phép khách sạn, bên này làm nhanh lắm, chỉ 20 ngày là có giấy phép rồi.

    cảm ơn CAO nhiều lắm ạ.

LEAVE A REPLY

Sending