Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm

0
910

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm

Mỗi sản phẩm sẽ có thành phần hóa học đặc trưng thay đổi theo chiều hướng khác nhau trong quá trình bảo quản. Tùy vào mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có chế độ bảo quản thích hợp. Tuy nhiên, đối với các cơ sở kinh doanh kho lạnh bảo quản thực phẩm, thịt, cá, thủy hải sản… phải thiết kế hợp lý và đáp ứng được các tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện để cơ quan chức năng xem xét và cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm của quý doanh nghiệp.

Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm

Tùy thuộc vào từng loại thực phẩm sẽ có điều kiện bảo quản khác nhau, tuy nhiên để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm, phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:

1. Cơ sở vật chất

 Địa điểm xây dựng phải cách xa khu vực ô nhiễm hoặc các yếu tố gây hại khác

 Kho bảo quản thực phẩm phải được thiết kế phù hợp với loại thực phẩm cần bảo quản, bố trí kệ chứa chắc chắn, an toàn và có gắn thẻ kho để nhận diện.

 Kho phải thoáng mát, làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú

2. Thiết bị nhà kho

 Kho chứa thực phẩm phải được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ và độ ẩm để dễ dàng kiểm tra nhiệt độ bảo quản của sản phẩm. Sau mỗi lần kiểm tra, nhiệt độ phải được ghi vào sổ nhật ký.

 Các thiết bị được sử dụng trong nhà kho, chẳng hạn như: giá đỡ, đồng hồ đo độ ẩm và nhiệt độ, pallet, thùng bảo quản, xe nâng, tủ đông và thiết bị làm lạnh… cần được làm sạch và vệ sinh thường xuyên theo quy trình thích hợp.

 Khi mua thiết bị, hãy tìm những vật dụng không xốp, chống mùi hôi và chống gỉ.

3. Sắp xếp kho chứa

 Để đảm bảo hàng tồn kho luân chuyển theo nguyên tắc “nhập trước, xuất trước”, phải có một hệ thống nội bộ để theo dõi ngày và mã lô sản phẩm.

 Toàn bộ cơ sở phải được sắp xếp ngăn nắp và làm vệ sinh sạch theo quy trình và hướng dẫn đã có sẵn.

 Có chế độ khử trùng tẩy uế kho.

4. Kiểm soát và phòng chống động vật gây hại

Phải có biện pháp phòng chống động vật gây hại, côn trùng, các mối nguy hóa học, vật lý nhiễm vào thực phẩm khi bảo quản thực phẩm trong kho

5. Đào tạo nhân viên

 Nhân viên phải có kiến thức về các loại chất gây dị ứng được xử lý tại cơ sở và những việc cần làm trong trường hợp chất gây dị ứng tràn vào nhà kho. Điều này bao gồm các quy trình làm sạch và kỹ thuật thải bỏ.

 Ngoài nhận thức về chất gây dị ứng, nhân viên còn phải hiểu những rủi ro nào có thể xảy ra; đối với việc nhiễm chéo sản phẩm và cách ngăn ngừa những rủi ro này.

 Ngoài ra, nhân viên kho phải được khám sức khỏe định kỳ 01 tháng/lần và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm;

“Mẫu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm (Ảnh: C.A.O Media)

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm

 Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm;

Giấy phép đăng ký kinh doanh – địa điểm kinh doanh kho bảo quản thực phẩm;

 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

 Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm; của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Cơ quan nào cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm

Tùy thuộc vào từng loại kho chứa mà sẽ có cơ quan thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm. Theo đó:

 Kho lạnh bảo quản hải sản, cá… sẽ nộp hồ sơ về Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc tỉnh, thành phố;
 Ở Thành Phố HCM thì nộp hồ sơ về Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm;

Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm tại C.A.O Media

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, C.A.O Media đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong việc hỗ trợ doanh nghiệp có được giấy phép trong thời gian nhanh nhất. Tại C.A.O, quý doanh nghiệp sẽ có được những giải pháp tối ưu nhất nhằm tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian thực hiện. Quy trình thực hiện tư vấn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm như sau:

  1. Tiếp nhận thông tin khách hàng và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  2. Khảo sát cơ sở, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải.
  3. Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu; sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi chế biến; sổ quản lý sức khỏe nhân viên;
  4. Sắp xếp lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cấp chứng chỉ và tư vấn khám sức khỏe;
  5. Soạn hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn chỉnh và thay doanh nghiệp nộp hồ sơ. Nộp phí, lệ phí (nếu có);
  6. Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;
  7. Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;
  8. Giao giấy chứng nhận cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Hãy đến với C.A.O Media để giải đáp thắc mắc, được tư vấn miễn phí, thực hiện dịch vụ NHANH CHÓNG – UY TÍN – TRỌN GÓI; Liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa thực phẩm nói riêng và giấy phép ATTP nói chung. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại (028) 6275 0707  –  0903 145 175  –  0903 145 178 hoặc truy cập giayphepkinhdoanhkhachsan.com để biết thêm thông tin chi tiết.

>>> Chủ đề liên quan:

LEAVE A REPLY