Bài viết liên quan:
Nhờ đặc điểm đầu tư ngắn hạn, thu lợi dài hạn và rủi ro thấp, kinh doanh khách sạn đang dần trở thành một sân chơi đầy sôi động của giới kinh doanh và đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, để bội thu trái ngọt trên mảnh đất màu mỡ này, nhà đầu tư cần có những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực đang dấn thân vào. Hiện nay, quanh các điểm du lịch nổi tiếng như Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc…. khách sạn, nhà nghỉ mọc lên rất nhiều. Càng gần biển, dịch vụ này càng sôi động. Ngoài cơ sở vật chất và trang thiết bị trong khách sạn, quý doanh nghiệp cần phải thực hiện các giấy phép kinh doanh như: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép an ninh trật tự, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận sao khách sạn. Giấy phép là một trong những điều kiện kinh doanh khách sạn đầu tiên bạn cần đáp ứng được. Dù là kinh doanh khách sạn mini hay khách sạn quy mô lớn, công đoạn xin giấy phép vẫn sẽ được ưu tiên thực hiện. Sau đây là tổng thể hồ sơ cần có khi xin giấy phép hoạt động. Với bài viết sau đây hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về kinh doanh khách sạn.
1. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận sao khách sạn mới nhất năm 2017 C.A.O Media thực hiện
2. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận sao khách sạn
- Giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh lưu trú du lịchĐơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định (theo mẫu)
- Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch quy định (theo mẫu)
- Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
- Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ du lịch cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống).
3. Điều kiện kinh doanh khách sạn
- Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
- Có biện pháp bảo đảm an ninh trật tự,
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;
- Phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
- Cơ sở lưu trú du lịch không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia.
- Phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm.
4. Căn cứ vào pháp lý
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2007.
- Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/2009.
- Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/5/2010.
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011.
- Thông tư số 19/2014/TT-BHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2015.
- Quyết định số 2772/QĐ-BVHTTDL ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực ngày từ ngày 11/8/2009.
- Quyết định số 2942/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 9 năm 2011 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có hiệu lực ngày từ ngày 25/7/2011.
- Văn bản hợp nhất số 4778/VBHN-BVHTTDL ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch.
5. Thời gian xin giấy chứng nhận sao khách sạn
- Thời gian xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận:30 – 45 ngày
- Thời gian hiệu lực giấy phép khách sạn: 03 năm kể từ ngày cấp
Trên đây là Mẫu giấy chứng nhận sao khách sạn mới nhất năm 2017, Sau ba năm cơ sở phải xin xếp hạng lại để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch. Ít nhất ba tháng trước khi hết thời hạn theo quyết định công nhận hạng, cơ sở lưu trú du lịch. Hồ sơ và thủ tục đề nghị thẩm định, gia hạn lại hạng nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch thực hiện như thẩm định lần đầu. Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về các giấy phép kinh doanh khách sạn hãy liên hệ ngay với C.A.O Media 028.6275.0707 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG
Bên khách sạn mình vừa nhận được giấy chứng nhận tiêu chuẩn khách sạn do CAO làm, thời gian đúng như đã cam kết,
Cảm ơn CAO