Quy trình xin giấy phép quảng cáo tại Bộ y tế
Quảng cáo luôn là hình thức đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng nhanh nhất cho nên hiện nay các sản phẩm đưa ra thị trường đều đầu tư hình ảnh quảng cáo. Để kiểm soát được nội dung, hình ảnh quảng cáo sản phẩm trước khi đưa tới người tiêu dùng, mỗi doanh nghiệp khi thực hiện quảng cáo đều phải thực hiện xin giấy phép. Vậy trình thực thực hiện xin giấy phép quảng cáo tại Bộ y tế như thế nào? Sản phẩm nào cần phải thực hiện xin giấy phép quảng cáo?
Nắm rõ khó khăn của doanh nghiệp, C.A.O Media mang đến dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhanh nhất với chi phí cạnh tranh và hồ sơ pháp lý đơn giản nhất cho khách hàng.
Các thực phẩm phải xin giấy phép quảng cáo tại Bộ y tế
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Quảng cáo thực phẩm yêu cầu về nội dung như sau
- Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố; nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau: Tên sản phẩm; Xuất xứ hàng hóa, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; Tác dụng của sản phẩm (nếu có); Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có); Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt)
- Đối với quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về sản phẩm (cách dùng, tác dụng, bảo quản) nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố.
- Phải có khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
Nội dung cần có trong giấy phép quảng cáo
- Tên thực phẩm quảng cáo
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
- Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
- Không được quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại Bộ y tế
- Giấy phép quảng cáo thực phẩm trên poster, báo chí, tờ rơi, internet,…
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề (2 bản sao y công chứng);
- Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm;
- Makert quảng cáo 2 đĩa CD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo);
Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo tại Bộ y tế trọn gói
- Tiếp nhận thông tin khách hàng, tư vấn chi tiết thủ tục cũng như quy trình xin giấy phép quảng cáo thực phẩm;
- Nhận hồ sơ từ khách hàng và tiến hành kiểm tra hồ sơ theo đúng quy định trước khi nộp cho cơ quan chức năng;
- Soạn thảo hồ sơ, đơn từ cho khách hàng;
- Hoàn thành hồ sơ, nộp hồ sơ và đóng toàn bộ chi phí tại cơ quan chức năng;
- Theo dõi hồ sơ cho đến khi thực hiện xong dịch vụ xin giấy phép;
- Nhận giấy phép quảng cáo thực phẩm tại cơ quan chức năng và giao tận tay cho khách hàng.
Thời gian và hiệu lực của giấy phép quảng cáo thực phẩm
- Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị, cá nhân đăng ký quảng cáo được quyền quảng cáo theo đúng nội dung đã đăng ký.
- Giấy phép quảng cáo thực phẩm có hiệu lực từ 3-5 năm tùy theo hồ sơ công bố của mỗi sản phẩm cần quảng cáo.
Xem thêm:
>>>> Quy định về xin giấy phép quảng cáo
>>>> Thủ tục xin giấy phép thực phẩm chức năng nhập khẩu
C.A.O Media là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép quảng cáo tại Bộ y tế với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng hoàn tất quá trình thực hiện giấy phép một cách nhanh chóng nhất. Gọi C.A.O 0908 024 161 để thực hiện dịch vụ một cách hoàn thiện nhất nhé!