Làm sao để được cấp giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta?
Cà phê Robusta (Coffea canephora hoặc Cà phê vối) là loại cây cà phê được trồng nhiều nhất trên tổng diện tích cây cà phê ở Việt Nam (chiếm gần 90%). Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh cà phê Robusta phải được cấp giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP). Giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta là căn cứ pháp lý quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, tự tin sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê này.
Cà phê Robusta hạt tròn, nhỏ, được chế biến bằng cách sấy trực tiếp, nên chủ yếu là vị đắng, hàm lượng Cafein từ 2-4%. Đây là loại cà phê xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Căn cứ pháp lý để làm giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta
Dựa vào 02 văn bản pháp lý được ban hành có hiệu lực mới nhất là:
- Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm
- Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
Thành phần hồ sơ để làm giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta
– Giấy phép kinh doanh (Có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm);
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên;
– Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và của nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất cà phê Robusta;
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta (theo mẫu)
– Bản vẽ sơ đồ tại nơi sản xuất và bản thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất tại nơi sản xuất;
“Mẫu giấy phép ATTP cơ cở sản xuất cà phê Robusta do C.A.O Media thực hiện
cho khách hàng”
Điều kiện cơ bản cơ sở sản xuất cà phê Robusta cần tuân thủ
– Cơ sở sản xuất cà phê Robusta phải đầy đủ về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm;
– Người trực tiếp sản xuất cà phê Robusta được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; và khám sức khỏe định kỳ;
– Nguyên liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm; thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng/hóa đơn về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng;
– Toàn bộ quy trình chế biến phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều; tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu; sơ chế; chế biến; phân chia; bảo quản và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo;
– Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho thực phẩm;
Thời gian thực hiện và hiệu lực của giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta
– Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm là 07 đến 10 ngày làm việc;
– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (Tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);
– Hiệu lực của giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta là 3 năm (kể từ ngày cấp phép);
Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media
Mọi thắc mắc về việc đăng ký giấy phép ATTP cơ sở sản xuất cà phê Robusta nói riêng; và giấy phép ATTP nói chung; Vui lòng liên hệ đến C.A.O Media qua website giayphepkinhdoanhkhachsan.com hoặc gọi đến các số điện thoại 0908 024 161 để được tư vấn, cung cấp thông tin và thực hiện dịch vụ Nhanh chóng – Trọn gói – Chính xác.
>>> Chủ đề liên quan:
- Xin giấy phép vệ sinh ATTP cơ sở sản xuất chả lụa
- Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất bánh trung thu
- Điều kiện xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa tươi
- Tư vấn giấy an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa đậu nành
- Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán bar
- Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
- Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kim chi
- Thủ tục thực hiện giấy phép xuất khẩu gạo
- Mẫu chứng nhận lưu hành tự do khẩu trang vải xuất khẩu
- Thủ tục cần thiết cho cơ sở sản xuất mật ong