Thủ tục xin chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

0
675

Thủ tục xin chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì các cơ quan, doanh nghiệp, nhà xưởng, trường học, bệnh viện… phải tổ chức tập huấn, huấn luyện cho người lao động kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ khi xảy ra sự cố. Qua bài viết dưới đây, C.A.O Media sẽ tư vấn cho Quý khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan đến quy định cũng như thủ tục xin chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy một cách đầy đủ và chính xác.

Thủ tục xin chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Bước 1:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bao gồm:

Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

  •  Đơn đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện.
  •  Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.
  •  Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.

Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức huấn luyện, hồ sơ gồm:

  •  Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện.
  •  Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện.

Bước 2:

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân; đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.

“Mẫu chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy được thực hiện tại C.A.O Media”

Thủ tục xin chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
Thủ tục xin chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (Ảnh: C.A.O Media)

Bước 3:

+ Trường hợp cơ quan; tổ chức; cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện: Cá nhân; tổ chức làm bài kiểm tra cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo lịch kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn; cứu hộ cấp tỉnh.

+ Trường hợp cơ quan; tổ chức; cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện và cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Cá nhân; tổ chức tham gia lớp bồi dưỡng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và làm bài kiểm tra giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.

Bước 4:

Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ; cá nhân; tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính

  •  Thời gian giải quyết: 12 – 15 ngày làm việc.
  •  Cơ quan thực hiện: Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh.
  •  Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp, hết thời hạn này phải được huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.

Mức xử phạt trường hợp không có chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Theo quy định của Điều 43 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. Và phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Thông tin liên hệ 

Trên đây là những thông tin về thủ tục thực hiện chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện dịch vụ TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – UY TÍN, liên hệ C.A.O Media qua số điện thoại 0908 024 161 để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

► Chủ đề liên quan:

LEAVE A REPLY